Kiến thức căn bản mà UI/UX Designer mới cần phải biết
Bài viết này dành cho những đối tượng mới vào nghề thiết kế hoặc đang muốn theo đuổi UI/UX Design. (Trong phạm vi bài viết này, mình chủ yếu là viết cho bên Web Design nhé). Để tìm hiểu kiến thức thiết kế nhiều hơn nữa thì truy cập Toppick.vn bạn nhé!
1. UI/UX Designer là ai?
UI (viết tắt của User Interface) nghĩa là giao diện người dùng. Như vậy, hiểu đơn giản UI bao gồm tất tần tật những gì mà người dùng nhìn thấy. Màu sắc ra sao, các icon thiết kế như thế nào, sử dụng font chữ gì,..
UX (viết tắt của User Experience) – trải nghiệm người dùng. UX Designer sẽ chịu trách nhiệm về quá trình sử dụng mà người dùng sử dụng sản phẩm. Dùng có dễ không? Phân bố vị trí các thành phần như thế là OK chưa, làm như vậy có đạt được mục đích đề ra không.
UI/UX Designer là những người phụ trách 2 công việc liên quan đến UI và UX.
UI/UX Designer là một công việc vừa mang dáng dấp của một lĩnh vực khoa học cũng vừa mang dáng dấp của một môn nghệ thuật. Một nửa công việc là phụ thuộc vào những con số và những dòng code; một nửa là cảm nhận về cái nào thì đẹp còn cái nào thì “không thể nhìn nổi”.
Chung quy lại UI/UX Designer là những người chuyên đi thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng cho sản phẩm. Từ giao diện và hoạt động của một website, một mobile app cho đến hình dáng của cái bàn học, thiết kế của một toilet. Tất cả những công việc mà đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện dụng của bất kỳ sản phẩm nào đều được gọi là UI/UX
>>> Kho tàng thiết kế: Thiết kế_Toppick
2. Công việc của UI/UX Designer gì?
Công việc của UI Designer:
– Thiết kế giao diện sản phẩm: kích thước, màu sắc, font chữ, hình ảnh, icon…
Hiểu nôm na là giao diện có đẹp hay không là do UI Designer. Nên vào cái web nào mà xấu thì người ta toàn chửi cái đứaUI Designer, mặc dù nhiều thằng Front-End Developer nó làm lởm, cẩu thả không theo cái concept ban đầu của mình. :'(
– Thiết kế giao diện sản phẩm: kích thước, màu sắc, font chữ, hình ảnh, icon…
Hiểu nôm na là giao diện có đẹp hay không là do UI Designer. Nên vào cái web nào mà xấu thì người ta toàn chửi cái đứaUI Designer, mặc dù nhiều thằng Front-End Developer nó làm lởm, cẩu thả không theo cái concept ban đầu của mình. :'(
Công việc của UX Designer:
– Chịu trách nhiệm về trải nghiệm người dùng về sản phẩm.
– Phân tích, thiết kế các luồng xử lý, phiên làm việc, quy trình hoạt động của sản phẩm.
– Đảm bảo sản phẩm dễ dùng và đạt được mục đích, yêu cầu của thiết kế.
– Chịu trách nhiệm về trải nghiệm người dùng về sản phẩm.
– Phân tích, thiết kế các luồng xử lý, phiên làm việc, quy trình hoạt động của sản phẩm.
– Đảm bảo sản phẩm dễ dùng và đạt được mục đích, yêu cầu của thiết kế.
Ví dụ, một landing page bán hàng thì cần nhất là nhiều nhất là người dùng click vào nút mua hàng hoặc liên hệ. Nên việc bạn phải làm là làm sao để lôi kéo người dùng mua hàng và liên hệ tới cửa hàng càng nhiều càng tốt.
Thế nào được gọi là chuyên nghiệp?
Theo quan điểm cá nhân, một UI/UX Designer “chuyên nghiệp” ở đây được hiểu là làm việc một cách bài bản, khoa học và có tư duy thiết kế tốt. Ngoài ra, việc được đào tạo và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp cũng được xem là 2 điểm cộng cho một UI/UX Designer chuyên nghiệp.
Designer nhiều năm kinh nghiệm chưa chắc đã hơn designer ít năm kinh nghiệm!
Lâu nay, chúng ta thường chỉ phân biệt những Designer với nhau bằng số năm kinh nghiệm. Thường thì họ cũng mặc định cho rằng. Những người đi làm lâu năm thì sẽ tốt hơn những người đi làm ít năm. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, số năm kinh nghiệm không phải là một vấn đề quá lớn. Quan trọng là người ấy trong thời gian đấy đã học được những gì, làm được những gì và đúc rút ra được những gì cho bản thân, những sản phẩm họ làm ra là gì. Có đa dạng hay không, mức độ khó, dễ như thế nào hay 3 năm kinh nghiệm mà chỉ liên tục làm đi làm lại một công việc, cùng một loại lĩnh vực, ngành nghề và mức độ khó dễ không có gì thay đổi.
Hiện nay, ở Việt Nam hầu như rất ít công ty hoặc những người phân biệt rõ ràng UI/UX Designer với Graphic Designer và để chi tiết hơn thì phân biệt UI Designer và UX Designer thì càng hiếm có. Chỉ có những công ty lớn thì họ mới phân chia riêng cho từng designer cho từng công việc như vậy. Sự phân chia rõ ràng này thực chất chỉ mang tính chất “chuyên biệt” để cho mỗi người chuyên một việc, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong quy trình làm việc và đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt hơn.
4. UI/UX Designer cần học những gì?
Câu trả lời đơn giản là cần làm những gì thì cần học cái đấy.
Vậy làm thế nào để biết là mình cần làm những gì? Trước hết, các bạn nên xác định rõ cho mình hướng mà bạn đam mê và muốn theo đuổi. Sau đấy là tìm một công việc liên quan đến nó.
Có vài câu hỏi mà mình luôn hỏi các anh/chị tuyển dụng mỗi khi có lời mời ứng tuyển là:
1. Công ty bên anh/chị đang cần tuyển thiết kế CHỦ YẾU làm về mảng gì: theme/template, website nội bộ, ứng dụng trên nên web (web-based application), ứng dụng di động (mobile application) hay game trên di động (mobile game).
2. Lĩnh vực CHỦ YẾU là gì: giáo dục, y tế, tin tức hay đa dạng mọi thể loại, đủ kiểu con đà điểu…
3. Hình thức làm việc CHỦ YẾU như thế nào: làm các dự án nội bộ, làm các dự án cho khách hàng nhỏ lẻ, làm theme/template, hay làm outsouce…
1. Công ty bên anh/chị đang cần tuyển thiết kế CHỦ YẾU làm về mảng gì: theme/template, website nội bộ, ứng dụng trên nên web (web-based application), ứng dụng di động (mobile application) hay game trên di động (mobile game).
2. Lĩnh vực CHỦ YẾU là gì: giáo dục, y tế, tin tức hay đa dạng mọi thể loại, đủ kiểu con đà điểu…
3. Hình thức làm việc CHỦ YẾU như thế nào: làm các dự án nội bộ, làm các dự án cho khách hàng nhỏ lẻ, làm theme/template, hay làm outsouce…
Tại sao mình lại nhấn mạnh từ CHỦ YẾU. Vì mình biết khi viết tin tuyển dụng, các anh/chị nhân sự họ thường liệt kê rất nhiều trong phần chi tiết công việc và thường khá không rõ ràng.
Có nhiều anh em chuyển làm logo/branding apply vào vị trí Graphic Designer nhưng khi vào làm việc lại suốt ngày làm banner, poster các kiểu. Nhưng lỗi không phải ở nhà tuyển dụng. Họ đã nói đúng, công việc họ đang tuyển là sẽ thiết kế logo/branding và làm poster, banner các kiểu. Nhưng vấn đề là ở đấy, trong giai đoạn này, thì công việc thiết kế poster, banner là CHỦ YẾU, logo/branding chỉ là PHỤ thôi. Vì vậy, khi vào làm việc, nhiều anh em sẽ cảm thấy không hứng thú và phí thời gian. Do đó, trước khi vào một chỗ nào đấy chúng ta nên hỏi rõ ràng và nhấn mạnh từ CHỦ YẾU để tránh những nuối tiếc về sau.
Vậy, chốt lại là chúng ta cần học những gì?
– Kiến thức nền tảng về thiết kế thật tốt: lý thuyết màu sắc, cách trình bày bố cục, lý thuyết về font, các nguyên lý cơ bản khác của thiết kế…
– Kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa tốt, đặc biệt là Photoshop và Illustrator.
– Có kiến thức nền tảng về IT tốt, đặc biệt nên tìm hiểu về Phân tích thiết kế hệ thống. Bác nào học IT ra mà làm thiết kế chắc sẽ biết lý do tại sao?
– Làm nhiều dự án khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau để biết nhiều hơn về quy trình nghiệp vụ của nhiều lĩnh vực, từ đó hiểu nhiều hơn về những gì người dùng và những gì họ cần ở sản phẩm.
– Test những website, sản phẩm nổi tiếng mọi lúc, mọi nơi. Đây là cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất.
– Kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa tốt, đặc biệt là Photoshop và Illustrator.
– Có kiến thức nền tảng về IT tốt, đặc biệt nên tìm hiểu về Phân tích thiết kế hệ thống. Bác nào học IT ra mà làm thiết kế chắc sẽ biết lý do tại sao?
– Làm nhiều dự án khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau để biết nhiều hơn về quy trình nghiệp vụ của nhiều lĩnh vực, từ đó hiểu nhiều hơn về những gì người dùng và những gì họ cần ở sản phẩm.
– Test những website, sản phẩm nổi tiếng mọi lúc, mọi nơi. Đây là cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, những bạn muốn đi sâu về UX Design thì cần:
– Tự trau dồi hoặc học thêm về quy trình nghiệp vụ của nhiều lĩnh vực.
– Rèn luyện tư duy phân tích và suy nghĩ logic, giải quyết vấn đề. Nó sẽ giúp bạn tổ chức thông tin trên website/app một cách khoa học và hợp lý.
– Copyrighting và maketing là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho UX Design. Cách bạn viết tiêu đề cho website có hấp dẫn để người đọc xem tiếp hay không, các nút button CTA đặt tên như thế nào để người dùng tò mò click vào…
– Luôn luôn đặt câu hỏi. Tại sao nó như thế này, như thế nọ… để luyện cách tư duy và kiểm chứng dưới nhiều góc độ.
– Tự trau dồi hoặc học thêm về quy trình nghiệp vụ của nhiều lĩnh vực.
– Rèn luyện tư duy phân tích và suy nghĩ logic, giải quyết vấn đề. Nó sẽ giúp bạn tổ chức thông tin trên website/app một cách khoa học và hợp lý.
– Copyrighting và maketing là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho UX Design. Cách bạn viết tiêu đề cho website có hấp dẫn để người đọc xem tiếp hay không, các nút button CTA đặt tên như thế nào để người dùng tò mò click vào…
– Luôn luôn đặt câu hỏi. Tại sao nó như thế này, như thế nọ… để luyện cách tư duy và kiểm chứng dưới nhiều góc độ.
Tài liệu tham khảo ở đâu?
– Sách có mấy cuốn khá hay nên xem. Don’t make me think, The Principles of Beautiful Web Design, The Essentials of Interaction Design,
– Website thì mấy cái như: UXPin, Invision, uxd.vn,…
– Ngoài ra, follow mấy Designer nổi tiếng trên Behance, Dripple, Themeforest, Pinterest để cập nhật xu hướng và lấy cảm hứng…
– Website thì mấy cái như: UXPin, Invision, uxd.vn,…
– Ngoài ra, follow mấy Designer nổi tiếng trên Behance, Dripple, Themeforest, Pinterest để cập nhật xu hướng và lấy cảm hứng…
5. Những phần mềm nào mà UI/UX Designer thường sử dụng?
a/ Phần mềm dùng cho UI Design
– Photoshop, Illustrator là 2 công cụ phổ biến nhất.
– Nếu thiết kế web thì chủ yếu Photoshop. Còn mobile app thì có thể Photoshop hoặc Illustrator. Vì Illustrator hỗ trợ thiết kế định dạng theo vector, khi chúng ta muốn thiết kế cho nhiều kích thước màn hình thì keo có cho tiện.
– Photoshop, Illustrator là 2 công cụ phổ biến nhất.
– Nếu thiết kế web thì chủ yếu Photoshop. Còn mobile app thì có thể Photoshop hoặc Illustrator. Vì Illustrator hỗ trợ thiết kế định dạng theo vector, khi chúng ta muốn thiết kế cho nhiều kích thước màn hình thì keo có cho tiện.
b/ Phần mềm dùng cho UX Design
– Mình làm web nên mình thấy chủ yếu bên web thì vẽ phác thảo trên giấy và giải thích cho developer là nhanh và thuận tiện nhất.
– Ngoài ra, muốn vẽ wireframe/prototype thì có thể dùng Axure hoặc mấy tool khác.
– Mình làm web nên mình thấy chủ yếu bên web thì vẽ phác thảo trên giấy và giải thích cho developer là nhanh và thuận tiện nhất.
– Ngoài ra, muốn vẽ wireframe/prototype thì có thể dùng Axure hoặc mấy tool khác.
6. Mất bao lâu để trở thành một UI/UX Designer chuyên nghiệp?
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như tùy bạn xuất phát từ đâu, bạn học ở đâu, học từ ai, học được những gì. Và bạn làm được những gì? Nhanh thì vài tháng, lâu thì 1-2-3 năm.
Đừng bao giờ nghĩ quy trình mình đang làm đã chuyên nghiệp!
Công nghệ luôn luôn thay đổi đồng nghĩa với thị hiếu và thói quen của người dùng cũng sẽ thay đổi theo. Có thể bây giờ quy trình và cách làm việc của chúng ta đang khá ổn định, trơn tru. Nhưng biết đâu được trong nay mai nó sẽ thay đổi và trở nên lạc hậu. Bởi vậy,hãy từ bỏ suy nghĩ mình đã “pro” và giỏi rồi. Để bạn có chí mà phấn đấu làm mọi thứ trở nên tốt hơn.
Kết luận
UI/UX Design thật sự là một chủ đề khá hay. Hiện nay, internet quá phổ biến. Việc sở hữu một website là một điều vô cùng dễ dàng. Các website có sự khác biệt không chỉ ở giao diện được thiết kế đẹp. Mà yếu tố thân thiện, dễ dùng và mang lại hiệu quả là một điều đáng suy ngẫm. (cả về hiệu quả truyền thông và hiệu quả kinh tế). UI/UX Designer hứa hẹn là một công việc hấp dẫn dành cho những người thích làm việc với người dùng.
Nguồn: Toppick.vn
>>> Xem ngay: Các bước chạy thử nghiệm Social Media dễ áp dụng
Leave a Comment